1. Chức năng
- Tổ chức cai nghiện ma túy bắt buộc; tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện; tổ chức tiếp nhận người sử dụng, người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định; tổ chức điều trị thay thế.
- Tổ chức thực hiện điều trị, nuôi dưỡng chăm sóc, khám chữa bệnh, giáo dục phục hồi chức năng đối tượng bị tâm thần, rối nhiễu tâm trí.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn.
2.1. Đối với đối tượng là người nghiện ma tuý:
- a) Tiếp nhận, sàng lọc, đánh giá, phân loại, xác định tình trạng nghiện, tổ chức điều trị, cắt cơn giải độc, phục hồi sức khoẻ, khám sức khỏe định kỳ, tổ chức các hoạt động nâng cao thể lực; điều trị các rối loạn về thể chất, tâm thần và các bệnh đồng diễn; chăm sóc, tư vấn, điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS, người mắc bệnh lao.
- b) Tổ chức điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho người nghiện ma túy.
- c) Tổ chức các hoạt động trị liệu, tâm lý hành vi, tổ chức các hoạt động tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm; phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng chống ma túy, phòng, chống HIV/AIDS và triển khai các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS tại cơ sở cai nghiện ma túy. Hướng dẫn, tư vấn cho gia đình người nghiện ma túy về điều trị, cai nghiện, quản lý, giáo dục tại gia đình và cộng đồng.
- d) Tổ chức dạy văn hoá, dạy nghề, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách, nâng cao trình độ nhận thức, tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao và các hoạt động văn hóa, xã hội cho học viên; đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động theo quy định của pháp luật; hướng nghiệp và phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các biện pháp hỗ trợ về vốn, tạo việc làm, tham gia các hoạt động xã hội tại cộng đồng; tổ chức quản lý, bảo vệ môi trường, an ninh trật tự tại cơ sở cai nghiện ma túy và địa bàn nơi trú đóng của cơ sở cai nghiện ma túy.
đ) Tổ chức tiếp nhận, quản lý, cắt cơn giải độc, giáo dục người nghiện không có nơi cư trú ổn định trong thời gian chờ lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định.
- e) Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để tổ chức lao động trị liệu, dạy nghề, hỗ trợ giải quyết việc làm sau cai đối với học viên cai nghiện ma túy.
- g) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng các phương pháp điều trị, cai nghiện phục hồi.
2.2 Đối với đối tượng là người tâm thần, rối nhiễu tâm trí.
- a) Tiếp nhận, quản lý, đánh giá nhu cầu của đối tượng; sàng lọc, phân loại và nuôi dưỡng chăm sóc các nhóm đối tượng (đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp, nuôi dưỡng lâu dài, thu gom lang thang, tự nguyện) theo quy định.
- b) Cung cấp các dịch vụ điều trị y tế ban đầu.
- c) Tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, lao động trị liệu, trợ giúp đối tượng trong hoạt động tự quản, văn hoá, thể thao và các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi và sức khoẻ của từng nhóm đối tượng, lao động sản xuất theo quy định của pháp luật.
- d) Chủ trì phối hợp với các đơn vị, tổ chức dạy văn hóa, dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp nhằm giúp đối tượng phát triển về thể chất, trí tuệ, nhân cách và hòa nhập cộng đồng.
đ) Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương đưa đối tượng đủ điều kiện hoặc tự nguyện xin ra khỏi Trung tâm trở về gia đình, tái hoà nhập cộng đồng; hỗ trợ, tạo điều kiện cho đối tượng ổn định cuộc sống.
- e) Cung cấp dịch vụ về giáo dục xã hội và nâng cao năng lực.
- g) Tổ chức vận động và tiếp nhận sự hỗ trợ tài chính, hiện vật của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài để thực hiện các hoạt động của cơ sở.
2.3 Nhiệm vụ, quyền hạn khác.
- a) Tổ chức các hoạt động dịch vụ có thu như: tiếp nhận, quản lý nuôi dưỡng đối tượng tự nguyện, lao động sản xuất.
- b) Tăng cường xã hội hóa cung cấp dịch vụ công, khai thác triệt để cơ sở vật chất, nguồn nhân lực hiện có nhằm nâng cao đời sống cho học viên, đối tượng, viên chức và người lao động tại Trung tâm.
- c) Xây dựng các chương trình, đề án thuộc chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm; kế hoạch thực hiện nhiệm vụ 5 năm, hàng năm và quyết định các biện pháp thực hiện.
- d) Tổ chức quản lý, bảo vệ môi trường tại Trung tâm và khu vực nơi trú đóng của Trung tâm; lồng ghép việc thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường với các chương trình, kế hoạch và hoạt động của Trung tâm.
đ) Tổ chức quản lý, bảo vệ, gìn giữ trật tự an toàn xã hội tại Trung tâm.
- e) Quản lý nhân lực, tài chính, tài sản theo phân công, phân cấp và theo quy định của pháp luật.
- f) Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao năng lực cho cán bộ, viên chức Trung tâm.
- g) Xây dựng đề án sử dụng tài sản công nhằm mục đích kinh doanh dịch vụ trình cấp có thẩm quyền trước khi thực hiện việc tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng người cai nghiện và người tâm thần tự nguyện, tự đóng góp kinh phí.
- h) Hợp tác quốc tế lĩnh vực được giao.
- i) Báo cáo định kỳ, đột xuất kết quả hoạt động của Trung tâm theo quy định của pháp luật và yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
- k) Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan quản lý cấp trên giao và theo quy định của pháp luật.
3. Lịch sử phát triển:
Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động Xã hội được thành lập theo Quyết định số 3372/QĐ-UBND ngày 25/11/2008 của UBND tỉnh Hà Tĩnh, trên diện tích 27,7 ha; công suất tiếp nhận quản lý, chữa trị 300 - 350 đối tượng. Với chức năng tổ chức việc thực hiện chữa trị, cai nghiện, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách, dạy nghề, lao động sản xuất, tái hoà nhập cộng đồng cho người nghiện ma tuý và sau cai nghiện ma tuý.
Ngày 18 tháng 09 năm 2014 Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành Quyết định số 2711/QĐ-UBND kiện toàn và bổ sung thêm chức năng tổ chức thực hiện điều trị, nuôi dưỡng chăm sóc, khám bệnh, giáo dục phục hồi chức năng đối tượng bị tâm thần, rối nhiễu tâm trí.
Năm 2013 đơn vị đi vào hoạt động tiếp nhận chữa trị đối tượng nghiện ma túy; năm 2015 tiếp nhận chăm sóc nuôi dưỡng đối tượng tâm thần. Sự lớn mạnh và phát triển Trung tâm được khẳng định qua từng năm, tăng về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ viên chức, gia tăng quy mô số lượng, chất lượng chữa trị, chăm sóc nuôi dưỡng đối tượng tại Trung tâm, ngày càng có niềm tin của đối tượng, người nhà đối tượng; góp phần đảm bảo chính sách an sinh xã hội.
4. Cơ cấu tổ chức:
4.1. Lãnh đạo Trung tâm: Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc.
a) Giám đốc là người đứng đầu Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Giám
đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và trước pháp luật về toàn bộ hoạt
động của Trung tâm.
b) Phó Giám đốc Trung tâm là người giúp Giám đốc, chịu trách nhiệm
trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công; khi Giám đốc
vắng mặt, một Phó Giám đốc được Giám đốc ủy quyền điều hành hoạt động của
Trung tâm.
4. 2. Các tổ chức thuộc Trung tâm:
a) Phòng Tổ chức - Hành chính - Tổng hợp;
b) Phòng Quản lý, hỗ trợ học viên cai nghiện ma túy;
c) Phòng Quản lý, nuôi dưỡng đối tượng tâm thần;
d) Bệnh xá.
5. Thông tin Ban Lãnh đạo:
- Đồng chí Dương Hải Triều -Giám đốc
Email: duonghaitrieubtxhht@gmail.com
- Đồng chí Hoàng Đức Thị - Phó Giám đốc
Email: