Hà Tĩnh đang trở thành “đất lành” của nhiều nhà đầu tư, các tập toàn lớn trong nước và nước ngoài với dòng vốn phong phú, tạo sức bật mạnh mẽ cho nền kinh tế.
Theo Công văn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Ngoại giao và Thương mại Ô-xtrây-li-a đã ký kết Kế hoạch thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Ô-xtrây-li-a và Chính phủ Việt Nam về hỗ trợ công dân Việt Nam đi làm việc trong ngành nông nghiệp tại Ô-xtrây-li-a theo Chương trình PALM (the Pacific Australia Labour Mobility).
Trong đó, hai bên sẽ thống nhất lựa chọn doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện đưa 1.000 lao động Việt Nam đi làm việc trong ngành nông nghiệp tại Ô-xtrây-li-a, bắt đầu trong năm 2024.
Hiện nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Đại sứ quán Ô-xtrây-li-a tại Việt Nam đang phối hợp lựa chọn doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện, đơn vị sự nghiệp tham gia vào Chương trình PALM và đơn vị có pháp nhân tại Việt Nam đại diện cho Ô-xtrây-li-a thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ, cung cấp thông tin về chương trình.
Thời gian qua đã xuất hiện một số tổ chức, cá nhân mạo danh được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và phía Ô-xtrây-li-a lựa chọn để tuyển chọn, thu tiền của người lao động trái quy định của pháp luật, có nguy cơ mất an ninh, trật tự tại một số địa phương.
Để ngăn ngừa tình trạng tổ chức, cá nhân lợi dụng thông tin về chương trình để lừa đảo, thu tiền của người lao động trái quy định pháp luật, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông tin, tuyên truyền tới người lao động tại địa phương:
Không đăng ký, nộp tiền cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào để tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Ô- xtrây-li-a cho tới khi công bố chính thức danh sách doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam, đơn vị sự nghiệp được lựa chọn tham gia Chương trình PALM và đơn vị được phía Ô-xtrây-li-a lựa chọn thực hiện Chương trình.
Chi tiết nội dung Công văn 2045 tại đây
Nguyễn Quốc Anh